Hôm nay, Công ty Nestlé Việt Nam vừa ký thỏa thuận hợp tác với Tổng cục Môi trường – Bộ Tài nguyên và Môi trường nhằm mục tiêu thúc đẩy các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, nâng cao nhận thức về bảo vệ môi trường và thúc đẩy các hoạt động về quản lý bao bì bền vững cũng như góp phần thực thi có hiệu quả Luật Bảo vệ Môi trường (Năm 2020). Nhân dịp này, Nestlé tại Việt Nam (gồm công ty Nestlé Việt Nam và công ty La Vie) cũng công bố Cam kết Trung hòa nhựa đến năm 2025.
Các đại biểu tham dự lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng cục Môi trường và Công ty Nestlé Việt Nam
Biến đổi khí hậu và ô nhiễm môi trường từ rác thải nhựa đang trở thành một trong những vấn đề bức thiết hàng đầu mà các quốc gia trên thế giới phải đối mặt. Tại Việt Nam, theo số liệu thống kê từ Bộ Tài nguyên và Môi trường, mỗi năm có 1,8 triệu tấn rác thải nhựa ra môi trường, trong đó rác thải ra biển chiếm số lượng 0,28 triệu – 0,73 triệu tấn. Do đặc thù đường bờ biển dài, vấn đề ô nhiễm nhựa do rò rỉ từ các hoạt động trên đất liền ra biển và đại dương tại Việt Nam hiện nay đặc biệt nghiêm trọng.
Ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Môi trường, phát biểu tại Lễ ký kết
Phát biểu tại lễ ký kết thỏa thuận hợp tác, ông Nguyễn Hưng Thịnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục môi trường cho biết: «Luật Bảo vệ môi trường đã xác định cộng đồng doanh nghiệp (DN) là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng trong sự nghiệp BVMT. Việc thực hiện tốt công tác BVMT không chỉ là trách nhiệm của DN mà còn giúp DN nâng cao khả năng cạnh tranh, thâm nhập thị trường quốc tế và đảm bảo phát triển bền vững. Phát huy được vai trò của các DN trong công tác BVMT chính là giải pháp then chốt nhằm giải quyết các áp lực về môi trường hiện nay. Tổng cục Môi trường đánh giá cao ý thức và sự chủ động nỗ lực, hành động và phối hợp hiệu quả của Công ty Nestlé Việt Nam với Tổng cục Môi trường, Bộ TN&MT trong việc đồng hành, chia sẽ trách nhiệm giải quyết vấn đề rác thải, quản lý bao bì bền vững nói riêng và BVMT nói chung.
Tôi tin tưởng rằng, sự tiên phong của Công ty Nestlé Việt Nam trong các hoạt động này sẽ lan tỏa, tạo thành phong trào kết nối thêm nhiều DN, cộng đồng DN cùng hành động có trách nhiệm với vấn đề môi trường của đất nước, cùng nhau phát triển bền vữngs. »
Ông Binu Jacob, Tổng Giám đốc Nestlé Việt Nam, chia sẻ về cam kết trung hòa nhựa đến năm 2025 của Nestlé tại Việt Nam
Ông Binu Jacob, Tổng giám đốc Nestlé Việt Nam, chia sẻ : «Trong suốt 26 năm thành lập và phát triển, Nestlé luôn cam kết đầu tư lâu dài, hướng đến sự phát triển bền vững không chỉ kinh tế - xã hội mà còn về môi trường Việt Nam. Chúng tôi luôn xác đinh đóng vai trò đi tiên phong giải quyết các thách thức về rác thải nhựa. Chúng tôi tin tưởng rằng với sự chung tay, đồng hành và hợp tác với Bộ Tài nguyên và Môi trường, các đối tác, người tiêu dùng, chúng ta sẽ cùng nhau hành động vì một đất nước Việt Nam Xanh, Sạch và Đẹp hơn.»
Sự hợp tác với Tổng Cục Môi trường là một trong các nỗ lực của Nestlé tại Việt Nam trong việc góp phần giảm thiểu rác thải nhựa, thúc đẩy và hiện thực hóa cam kết của Tập đoàn Nestlé đó là đến năm 2025, 100% bao bì của Nestlé sẽ có thể tái chế hoặc tái sử dụng. Cam kết này song hành với tầm nhìn “Không bao bì nào của Nestlé, kể cả bao bì nhựa, bị chôn lấp hoặc trở thành rác thải”.
Cũng tại sự kiện ký thỏa thuận hợp tác với Tổng Cục Môi trường, Nestlé tại Việt Nam đã chính thức công bố Cam kết Trung hòa Nhựa đến năm 2025. Theo ông Binu Jacob, ngay cả khi đại dịch COVID-19 đặt ra nhiều thách thức hơn, cam kết của Nestlé về việc thúc đẩy bao bì bền vững vẫn không thay đổi. Trên phạm vi toàn cầu và địa phương, Nestlé tiếp tục đóng vai trò hàng đầu trong việc hợp tác với các bên liên quan khác nhau nhằm giải quyết vấn đề thách thức chất thải nhựa và tạo ra những tác động tích cực đến môi trường.
«Cam kết Trung Hòa Nhựa đến năm 2025 của Nestlé tại Việt Nam nhằm mục đích đẩy nhanh quá trình chuyển đổi hướng tới một tương lai không có rác thải. Đây cũng là một khởi đầu quan trọng của chặng đường hiện thực hóa tầm nhìn về phát triển bao bì bền vững của Nestlé. Chúng tôi đã bắt đầu một số sáng kiến trong năm 2021 và sẽ phát triển cũng như nhân rộng các dự án này trong các năm tới», ông Binu Jacob cho biết.
Để đạt được mục tiêu Trung Hòa Nhựa đến năm 2025, các thành viên của tập đoàn Nestlé tại Việt Nam, bao gồm công ty La Vie Việt Nam, đang và sẽ phối hợp chặt chẽ với các đối tác và tổ chức tập trung thực hiện các sáng kiến và dự án sau:
Cho đến nay, Nestlé Việt Nam đã thực hiện một số sáng kiến với những kết quả đáng khích lệ. Nestlé Việt Nam là công ty hàng tiêu dùng đầu tiên thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy có chứng nhận Quản lý rừng bền vững FSC. Bắt đầu thử nghiệm từ tháng 3/2020 với các sản phẩm uống liền như Milo Breakfast và Nesvita 5 loại đâu, đến hết Quý 2/2021 công ty đã áp dụng và thay thế ống hút nhựa bằng ống hút giấy trên toàn bộ các sản phẩm uống liền của Nestlé. Dự án bao bì này đã giúp Nestlé giảm thiểu trung bình khoảng 700 tấn nhựa dùng trong sản xuất mỗi năm.
Bên cạnh đó, La Vie cũng ra mắt dòng sản phẩm nước khoáng thiên nhiên sử dụng chai nhựa tái chế (rPET) - một loại nhựa được tạo ra từ vỏ chai PET đã qua sử dụng, với quy trình kiểm soát chất lượng chặt chẽ đảm bảo tiêu chuẩn cao về vệ sinh an toàn thực phẩm. Sáng kiến này của La Vie không chỉ góp phần giảm thiểu việc sử dụng nguyên liệu nhựa mới (nhựa nguyên sinh) mà còn tạo động lực mạnh mẽ cho các dự án thu gom và tái chế tại Việt Nam.
Trong năm đầu triển khai chương trình “Triệu cây xanh – Vì một Việt Nam xanh”, Suntory PepsiCo Việt Nam phối hợp cùng Trung ương Đoàn TNCS Hồ Chí Minh đã tiến hành trồng mới 30.000 cây xanh tại các khu vực rừng đầu nguồn Quảng Nam và Quảng Ngãi, đồng thời thu hút hơn 25 triệu lượt tiếp cận với những thông tin thú vị, bổ ích liên quan đến bảo vệ rừng, nguồn nước, môi trường.
Vừa qua, tại thành phố Hà Nội, Hội đồng Đội Trung ương, Trung ương Hội Sinh viên Việt Nam, Tập đoàn Suntory và Công ty TNHH Nước giải khát Suntory PepsiCo Việt Nam tổ chức lễ tổng kết chương trình “Mizuiku – Em yêu nước sạch” năm 2021 và Vòng Chung kết trao giải cuộc thi “Mizuiku cùng thiếu nhi xây dựng sân chơi tái chế”.
Hà Nội, ngày 17 tháng 12 năm 2021, Lễ Công bố thành lập “Đối tác hành động về Nhựa và Sức khỏe” (PHA) đã được tổ chức tại Hà Nội với sự tham gia của hơn 100 đại biểu đến từ các cơ quan Chính phủ, các tổ chức quốc tế, các tổ chức NGOs, các doanh nghiệp, các trường đại học và Viện nghiên cứu. Lễ Công bố thành lập “Đối tác hành động về Nhựa và Sức khỏe” (PHA) là một trong những hoạt động được khởi động trong khuôn khổ dự án “Giảm ô nhiễm rác thải nhựa với các giải pháp địa phương (LSPP)” do Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) tài trợ, Trung tâm Hỗ trợ Phát triển Xanh (GreenHub) phối hợp với 03 đối tác (ISPONRE, VOHUN, Gimasys) triển khai.
Công ty cổ phần chăn nuôi C.P. Việt Nam tiếp tục dẫn đầu Top 10 công ty thức ăn chăn nuôi uy tín năm 2021
Với mong muốn tăng cường các mối quan hệ thương mại và hợp tác đầu tư phù hợp với mục tiêu phát triển kinh doanh kết hợp với phát triển bền vững, trách nhiệm xã hội và môi trường, theo hướng đáp ứng các tiêu chuẩn quốc tế mới về phát triển doanh nghiệp.
Tháng 12 năm 2021, AES Mông Dương đã hoàn thành việc cải tạo hệ thống điện cho 52 hộ gia đình có hoàn cảnh khó khăn tại xã Cộng Hòa, thành phố Cẩm Phả. Sáng kiến này là một phần của dự án An toàn điện của công ty đã được triển khai trong ba năm qua. Bước sang năm thứ ba triển khai, dự án tiếp tục cải thiện về an toàn điện và điều kiện sinh hoạt hàng ngày cho các hộ dân còn gặp nhiều khó khăn tại cộng đồng địa phương, thông qua sửa chữa và thay thế hệ thống điện cho các hộ gia đình có thu nhập thấp.
• Mondelez Kinh Đô đã đạt được 95% kế hoạch trong mục tiêu sử dụng bao bì bền vững cho tất cả các sản phẩm. • Logo của tổ chức PRO Việt Nam được áp dụng trên các bao bì sản phẩm của Mondelez Kinh Đô, thể hiện sự cam kết của doanh nghiệp và làm cho người người tiêu dùng dễ dàng nhận biết.
TP. HCM, tháng 11/2021 – Vừa qua, công ty Mondelez Kinh Đô cùng Tổ chức Ngân hàng thực phẩm (Food Bank) Việt Nam đã ký thỏa thuận hợp tác triển khai các hoạt động hỗ trợ thực phẩm cho người cần được hỗ trợ với hai mục đích lớn mà tổ chức Food Bank đưa ra là “vì một Việt Nam không còn người đói” và “chống lãng phí thực phẩm”.
Xuất phát từ thị trường nước ngoài, giờ đây yêu cầu thực hành ESG ở Việt Nam đã dần trở thành khái niệm quen thuộc, đặc biệt với các công ty và Tập đoàn lớn, có nhiều giao dịch quốc tế. Tại PAN, Tập đoàn cũng hướng đến các chuẩn mực quốc tế trong vấn đề môi trường, xã hội, qua đó đóng góp vào những mục tiêu phát triển bền vững của Liên Hợp Quốc, thể hiện trước tiên với chính những tác động từ quá trình sản xuất kinh doanh.
Nằm trong khuôn khổ dự án “Nguồn sống lâm sinh”, ngày 1.4.2021 đánh dấu mốc Tập đoàn PAN, Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững IDH (Hà Lan) và UBND huyện Di Linh ký kết Biên bản ghi nhớ về việc hợp tác, mở rộng quy mô Chương trình Sản xuất kết hợp Bảo tồn và An sinh xã hội tại huyện Di Linh, tỉnh Lâm Đồng (PPI Compact Di Linh). Một chương trình lớn kết hợp các đối tác công – tư đã được khởi động, mở ra hướng đi mới đem lại lợi ích dài hạn cho cộng đồng bao gồm tạo sinh kế và tái thiết môi trường, khẳng định trách nhiệm và cam kết sản xuất kinh doanh bền vững.